Giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai

Đăng lúc: Thứ tư - 23/12/2015 19:30 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai

Giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai

Chủ sở hữu có quyền thực hiện giao dịch bảo đảm đối với tài sản của mình. Ví dụ như ký hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có những tài sản chưa được hình thành trong thời điểm ký hợp đồng, giao dịch hoặc có tài sản chưa được chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu thì giao dịch, hợp đồng chỉ hợp pháp trong những trường hợp cụ thể.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các giao dịch, hợp đồng dân sự, kinh tế ngày càng nhiều và đa dạng. Để đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng dân sự, kinh tế, quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm ngày càng được hoàn thiện, các hình thức bảo đảm và các tài sản được đưa vào giao dịch ngày càng đa dạng phong phú trong đó có cả tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản hình thành trong tương lai có thể hiều là loại tài sản tồn tại hoặc chưa tồn tại ở tại thời điểm giao dịch.

1. Căn cứ pháp luật

- Bộ luật dân sự;

- Nghị định 163/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm;

- Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 163/NDDCP về giao dịch bảo đảm;

2. Quy định của pháp luật

a. Tài sản hình thành trong tương lai cũng là đối tượng của giao dịch bảo đảm:

- Theo Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo thì: “ Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

1.Tài sản được hình thành từ vốn vay;

2.Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

3.Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng kí quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng kí theo quy định của pháp luật”.
 
- Theo quy định tại điểm 2 khoản 1 Nghị định 11/2012/NĐCP thì Tài sản hình thành trong tương lai cũng là đối tượng của giao dịch đảm bảo.

Điều 8. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai

1. Khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai thì bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.

2. Trong trường hợp tài sản hình thành trong tương lai bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ kết quả xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua, người nhận tài sản ngay khi có kết quả xử lý tài sản bảo đảm.

b. Những vật được đưa vào bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:

Theo quy định tại Điều 320 của Bộ luật Dân sư:  “Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch.

2. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.”

Tại Nghị định 163/2006/NĐCP quy định như sau;

Điều 13. Trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm

1. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các Điều 256, 257 và 258 Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều này.

2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê có thời hạn từ một năm trở lên của doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh gồm máy móc, thiết bị hoặc động sản khác không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê thì bên bán có bảo lưu quyền sở hữu, bên cho thuê có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm; nếu không đăng ký hoặc đăng ký sau thời hạn trên và sau thời điểm giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận bảo đảm được coi là bên nhận bảo đảm ngay tình và có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm.

3. Tổ chức, cá nhân nhận bảo đảm bằng tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê sau thời điểm đăng ký hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê không được coi là bên nhận bảo đảm ngay tình.”

c. Quyền của sở hữu chủ đối với tài sản được xác lập khi nào:

Căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều 170 Bộ luật Dân sư:

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Thu hoa lợi, lợi tức;

4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

5. Được thừa kế tài sản;

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;

8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”

Theo quy định tại điều 170 Bộ Luật dân sự và Điểu 8 và Điểu 13 Nghị định 163/2006/NĐCP về giao dịch bảo đảm, tài sản hình thành trong tương lai chưa thuộc quyền sở hữu của bên đem ra đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản.

3. Các công việc DUC PHUONG LAW thực hiện

- Tư vấn cho khách hàng quy định pháp luật về tài sản bảo đảm;

- Tư vấn và đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng khi có tranh chấp;

- Soạn thảo và hỗ trợ các đơn từ giải quyết các tranh chấp phát sinh

DUC PHUONG LAW với đội ngũ Luật sư, nhân viên chuyên nghiệp có bề day kinh nghiệm tư vấn và giải quyết các vụ việc tranh chấp từ đơn giản đến phức tạp luôn cam kết mang lại cho khách hàng kết quả và chất lượng dịch vụ tốt nhất hiệu quả nhất.
 
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHAI THUẾ, KẾ TOÁN CỦA DUC PHUONG LAW

Kính gửi: - Quý khách hàng.    Trước hết cho phép chúng tôi được thay mặt toàn thể các lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên của DUC PHUONG LAW gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất ! Sau nhiều năm hoạt động, DUC PHUONG LAW  giờ đây đã có thể khẳng định sự thành công...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 188
  • Hôm nay: 14245
  • Tháng hiện tại: 448458
  • Tổng lượt truy cập: 16198566