Mua ve chai nhặt được 5 triệu yên: Cần khuyến khích sự trung thực?

Đăng lúc: Thứ bảy - 23/05/2015 20:30 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Mua ve chai trúng 5 triệu Yên

Mua ve chai trúng 5 triệu Yên

chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1980, quê huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) có mua một chiếc thùng, dạng đài cassette kiêm loa phát công suất lớn đã cũ, mục nát nhưng không nhớ rõ mua ở đâu. Khi mở phát hiện có 5 triệu yen (tương đương khoảng 1 tỉ đồng).
Vụ việc chị mua ve chai “trúng” 5 triệu yên đang gây tranh cãi, có nhiều ý kiến khác nhau. Có nhiều vấn đề cần phải xem xét dưới góc độ pháp luật.

Câu chuyện được tóm tắt như sau, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1980, quê huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) có mua một chiếc thùng, dạng đài cassette kiêm loa phát công suất lớn đã cũ, mục nát nhưng không nhớ rõ mua ở đâu. Khi mở phát hiện có 5 triệu yen (tương đương khoảng 1 tỉ đồng). Sự việc đang gây tranh luận vì có nhiều tình tiết mới, nhất có sự xuất hiện người nhận là chủ sở hữu vào “phút 89”. Nếu không có những sự kiện pháp lý khác phát sinh, theo quy định của pháp luật, sau 1 năm, nếu không ai nhận số tiền thì số tiền đó sẽ được xử lý theo pháp luật.

“Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước”- Khoản 2 điều 241 Bộ luật Dân sự.

Để góp một tiếng nói từ góc nhìn pháp luật, nhân vụ việc này, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn Luật sư Tp.HCM) về vấn đề này.

Nhận thấy, dư luận có chiều hướng bảo vệ quyền lợi chị ve chai nhiều hơn, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng cái loa cũ đã được chị Hồng mua, thì những gì trong đó, kể cả số tiền nói trên cũng thuộc về chị Hồng.Thưa luật sư, được biết anh theo dõi rất kỹ vụ việc “chị làm nghề ve chai mua loa thùng nát trong đó có 5 triệu yên Nhật”. Quan điểm của luật sư về chuyện này thế nào?

Thoạt nghe thì có lý, nhưng suy nghĩ kỹ và nhìn nhận ở góc độ pháp lý lại khác. Pháp luật hay cuộc sống cũng đều hướng đến sự công bằng. Nên giải quyết cho người thụ hưởng số tiền trên cũng phải hướng đến sự công bằng. Tức trong vòng 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai, nếu xác định được chủ sở hữu của số tiền này, thì phải giao trả cho họ.

Tôi nghĩ có căn cứ để cơ quan công an giải quyết cho người thừa hưởng số tiền này theo luật định. Khoản 2 điều 241 Bộ luật Dân sự quy định: “Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận...”, tức dù bà Ngọt, người phụ nữ mới xuất hiện, có chứng cứ chứng minh số tiền trên là của chồng bà đi nữa, thì bà cũng không phải là chủ sở hữu đích thực của số tiền này. Và theo lời bà Ngọt, thì số tiền này cũng không phải là tài sản chung của vợ chồng bà Ngọt nên bà càng không có quyền lợi gì đến số tiền này. Tất nhiên, sau khi cơ quan công an xử lý số tiền này, chồng bà Ngọt có quyền khởi kiện người được thừa hưởng số tiền này tại tòa án, nếu xét thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm.

Luật sư có bình luận gì về sự xuất hiện của người được cho là chủ ở phút 89?

Tôi nghĩ báo chí dùng từ “phút 89” là để tăng thêm sự hấp dẫn của câu chuyện, chứ phút nào không quan trọng, quan trọng là có chứng minh được mình là chủ sở hữu hay là không và miễn sao xuất hiện trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai là được. Tuy nhiên, người xuất hiện ở “phút 89” này không phải là chủ sở hữu, mà nhận thay cho chủ sở hữu. Nên vấn đề này cần được cơ quan công an làm rõ có hay không sự liên quan của người phụ nữ này với số tiền nói trên.

Hiện nay, theo luật sư có những quan điểm nào chưa chính xác nhìn từ góc độ luật pháp?

Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng quan điểm giao Sở Tài chính hay Tòa án xử lý số tiền này trong hoàn cảnh và thời điểm này là chưa phù hợp. Bởi số tiền được tìm thấy không phải là tài sản bị chìm đắm hay bị chôn giấu theo quy định tại Nghị định 96/2009/NĐ-CP. Nghị định này chỉ điều chỉnh việc xử lý đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm và quy trình xử lý tài sản này đều gắn liền với hoạt động “khai quật”, “trục vớt”. Và, khi chưa có đơn khởi kiện thì tòa án chưa có cơ sở để thụ lý vụ án.

Thậm chí, ngay cả khi người nhận là chủ sở hữu số tiền trên có đơn khởi kiện thì cũng khó xác định được bị đơn/người bị kiện trong thời điểm hiện tại là ai? Xác định bị đơn là chị Hồng thì không có căn cứ vì chị chưa có quyền chiếm hữu số tiền trên; xác định Công an quận Tân Bình là người bị kiện cũng chưa có cơ sở bởi công an quận chưa có quyết định hay hành vi hành chính từ chối chi trả số tiền này. Cũng có quan điểm cho rằng, sẽ sung công quỹ toàn bộ số tiền này mà chỉ thưởng cho người tìm thấy một phần tiền nhất định là chưa phù hợp với pháp luật dân sự. Mà trong trường hợp này, nếu không xác định được chủ sở hữu của số tiền trên trong thời hạn 1 năm, chị Hồng được xác lập sở hữu một phần số tiền này theo quy định của pháp luật, chứ không phải là tiền thưởng hay được thưởng.

Còn những bất cập pháp lý nào cần được nhìn nhận từ vụ việc này?

Thứ nhất, như tôi đã nói, căn cứ vào pháp luật hiện hành, cơ quan công an vẫn có quyền xử lý tài sản này, tuy nhiên, về bản chất vụ việc đây là một quan hệ dân sự, nên để cơ quan công an xem xét chứng cứ, xác định căn cứ để xác lập quyền sở hữu tài sản cho người khác là không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Và có khi lại cho kết quả sai, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp cho người khác. Thứ hai, để đảm bảo sự công bằng, pháp luật cần bổ sung quy định tiền thưởng trong trường hợp, vật do người khác bỏ quên cùng với món hàng hóa, đồ vật mà người khác đã mua. Vụ việc này là một ví dụ điển hình, chị ve chai ít nhiều cũng bị thiệt hại về kinh tế và thời gian, công sức. Chị phải đối diện với nhiều nguy hiểm như bị đe dọa, trộm cướp ngay khi xảy ra vụ việc, chị phải bỏ thời gian đi lại để theo dõi và giải quyết vụ việc, phải thấp thỏm lo âu ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc làm ăn ...vì vậy, nếu có tìm được chủ sở hữu thì có một phần thưởng cho chị là hoàn toàn hợp lý.

Từ những phân tích về bất cập trong pháp lý và thực tiễn vụ việc này, luật sư có nghĩ pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn để khuyến khích sự trung thực của người dân không?

Rất cần thiết, tôi nghĩ liên quan đến vụ việc này, chỉ là một vụ việc dân sự nhỏ phát sinh trong cuộc sống, nhưng đi vào thực tiễn áp dụng pháp luật, thấy phát sinh nhiều quan điểm gây tranh cãi, đặc biệt là còn những bất cập của pháp luật cần phải được xem xét bổ sung, sửa đổi.

Xin cảm ơn luật sư!

Hồng Chuyên (thực hiện)
 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp những thắc mắc của bạn.


Trân trọng.  



Nguồn tin: infonet.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHAI THUẾ, KẾ TOÁN CỦA DUC PHUONG LAW

Kính gửi: - Quý khách hàng.    Trước hết cho phép chúng tôi được thay mặt toàn thể các lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên của DUC PHUONG LAW gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất ! Sau nhiều năm hoạt động, DUC PHUONG LAW  giờ đây đã có thể khẳng định sự thành công...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 15
  • Khách viếng thăm: 14
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 14245
  • Tháng hiện tại: 447698
  • Tổng lượt truy cập: 16197806