Thủ tục giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất

Đăng lúc: Thứ sáu - 30/10/2015 09:36 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Thủ tục giải phóng mặt bằng

Thủ tục giải phóng mặt bằng

Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi để giải phóng mặt bằng
Pháp luật đất đai hiện hành quy định: Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi để giải phóng mặt bằng.

Trong quá trình triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ; hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh đòi hỏi quỹ đất khá lớn.

Khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế nhằm xây dựng các khu công nghiệp, khu dịch vụ, mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Người có đất bị thu hồi có sự so sánh về quyền lợi khi đất do mình đang sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều. Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng.

DUC PHUONG LAW xin giới thiệu đến quý khách hàng thủ tục giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Luật đất đai 2013;

- Nghị định 43/2014/NĐ – CP hướng dẫn thi hành luật đất đai;

- Nghị định 44/2014/NĐ – CP quy định về giá đất;

- Nghị định 47/2014/NĐ – CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư 37/2014/TT – BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư 36/2014/TT – BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
 

2. Quy định của pháp luật

Theo điều 69 Luật đất đai 2013 thì khi Nhà nước muốn thu hồi đất thì phải thực hiện những bước sau:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. 

+ Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

+ Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế.

- Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

+ Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. 

+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. 

Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế
  
3. Các công việc DUC PHUONG LAW thực hiện

- Tư vấn cho khách hàng về thủ tục giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước khi thu hồi đất;

- Tư vấn về các trường hợp bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

- Tư vấn mức giá hỗ trợ khi Nhà nước bồi thường giải phóng mặt bằng;

- Tư vấn khiếu nại giải phóng mặt bằng;

- Đại diện bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi tham gia tố tụng.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, uy tín, chuyên nghiệp, DUC PHUONG LAW cam kết mang lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất và hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng.

 
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Nguồn tin: ĐĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ DUC PHUONG LAW

 DUC PHUONG LAW là trang thông tin hoạt động dịch vụ Luật sư, Công chứng, Đấu giá tài sản và các dịch vụ pháp lý khác, thương hiệu chung của những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động tố tụng, dịch vụ pháp lý. Là trí tuệ chung của các Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên,...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 101
  • Hôm nay: 6715
  • Tháng hiện tại: 172365
  • Tổng lượt truy cập: 15730570