Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Đăng lúc: Thứ ba - 05/08/2014 15:49 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng

Trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng

Để đảm bảo tính khách quan, vô tư khi tiến hành tố tụng, pháp luật quy định các trường hợp người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
DUC PHUONG LAW xin giới thiệu để bạn đọc nắm được:
 
Các trường hợp người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi được quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự:
 
1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;
 
2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;
 
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
 
*Nội dung cụ thể:
 
a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ Luật Tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử:
 
- Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;
 
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
 
- Bị can, bị cáo.
 
b) Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:
 
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
 
- Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;
 
- Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
 
c) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ Luật Tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế...
 
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Toà án là người thân thích với nhau.
 
DUC PHUONG LAW tự hào về đội ngũ luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, chuyên chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm, làm việc có trách nhiệm và uy tín.
 
Cam kết sẽ đem lại cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất cùng với những giải pháp hiệu quả và toàn diện nhằm giúp quý khách hàng tháo gỡ mọi khó khăn, rắc rối.
 
Trân trọng!
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Nguồn tin: LS, DN
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ DUC PHUONG LAW

 DUC PHUONG LAW là trang thông tin hoạt động dịch vụ Luật sư, Công chứng, Đấu giá tài sản và các dịch vụ pháp lý khác, thương hiệu chung của những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động tố tụng, dịch vụ pháp lý. Là trí tuệ chung của các Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên,...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 5411
  • Tháng hiện tại: 162711
  • Tổng lượt truy cập: 15720916