Làm gì khi bị nghi vào nhà nghỉ mua, bán dâm

Đăng lúc: Thứ hai - 01/06/2015 21:20 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Khi bị kiểm tra nhà nghỉ

Khi bị kiểm tra nhà nghỉ

Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cá nhân, không ai có quyền xâm phạm. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu vi phạm, tội phạm, Cơ quan công an có quyền kiểm tra, khám xét. Đối với khách thuê phòng nghỉ cũng có thể bị kiểm tra, khám xét trong trường hợp trên tuy nhiên việc thực hiện công vụ của cơ quan công an cũng phải theo đúng quy định của pháp luật.
Có nhiều trường hợp hai người yêu nhau thuê nhà nghỉ để "Tâm sự" thì cảnh sát vào kiểm tra và nghi ngờ có hành vi mua bán dâm, vì vậy khách phải xuất trình giấy tờ tùy thân để tránh sự hiểu lầm đó.

Điều 22 Hiến pháp 2013 và Điều 46 Bộ luật Dân sự 2005 đều quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cá nhân, việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.


Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư 33/2010/TT-BCA ngày 5/10/2010 của Chính phủ quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cơ quan công an có thẩm quyền trong quá trình quản lý phải thực hiện “Kiểm tra người và phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Theo đó, khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan công an có thẩm quyền có quyền kiểm tra hành chính người và phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của cơ sở.

Như vậy, cơ quan công an có thẩm quyền có quyền kiểm tra khách thuê phòng khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động cho thuê lưu trú của nhà nghỉ, khách sạn.

Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định cơ quan công an có thẩm quyền trong quá trình quản lý phải thực hiện “kiểm tra người và phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.

Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 định nghĩa

1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.

=> Chỉ cần bạn chứng minh không có yếu tố " trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác" thì không bị xem là mại dâm

 Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội..., người có hành vi “dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ” có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Đồng thời, căn cứ điều 257 Bộ luật Hình sự1999, “người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ ...” có thể bị phạt tù đến 7 năm.

 
 




 

Tác giả bài viết: ducphuong
Nguồn tin: Internet, Dân luật
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHAI THUẾ, KẾ TOÁN CỦA DUC PHUONG LAW

Kính gửi: - Quý khách hàng.    Trước hết cho phép chúng tôi được thay mặt toàn thể các lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên của DUC PHUONG LAW gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất ! Sau nhiều năm hoạt động, DUC PHUONG LAW  giờ đây đã có thể khẳng định sự thành công...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 27
  • Hôm nay: 14245
  • Tháng hiện tại: 447661
  • Tổng lượt truy cập: 16197769