Quy chế tài chính công ty

Đăng lúc: Chủ nhật - 31/05/2015 20:57 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Quy chế tài chính công ty

Quy chế tài chính công ty

Mục tiêu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty là nhằm thu lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, mặt khác, việc thu chi tài chính trong quá trình hoạt động phải thể hiện tính minh bạch, hợp pháp. Quy chế tài chính của công ty được ban hành trên cơ sở sự phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan là những quy định nghiêm ngặt mà mọi thành viên trong công ty phải có nghĩa vụ chấp hành trong quá trình thu, chi, sử dụng vốn, kinh phí của doanh nghiệp. DUC PHUONG LAW xin trân trọng giới thiệu mẫu Quy chế tài chính công ty, văn bản quan trọng không thể thiếu trong công ty của bạn.
QUY CHẾ TÀI CHÍNH CÔNG TY
 
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy chế tài chính của Công ty được xây dựng trên cơ sở Luật  Doanh nghiệp, Pháp lệnh Kế toán thống  kê và Điều  lệ Công  ty.

Điều 2: Quy chế  tài chính này áp dụng  trong nội bộ Công  ty. Đối tượng  thi hành Quy chế Tài chính là toàn thể nhân sự làm việc trong hệ thống Công ty.

Điều 3: VỐN VÀ TÀI SẢN

3.1 Vốn của Công ty là phần vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:

-     Vốn điều lệ

-     Vốn huy động

-     Vốn tiếp nhận

-     Vốn vay

-     Vốn tích lũy

-     Vốn khác

3.2 Tài sản: Gồm  tài sản cố định  và tài sản  lưu động.

Điều 4: NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ VỐN  VÀ TÀI SẢN:

4.1. Nguyên  tắc chung: Tất cả các cấp quản  trị và nhân  viên  của Công  ty phải đảm bảo vốn & tài sản được quản trị và sử dụng   trên  cơ sở bảo toàn, phát triển  và mang lại hiệu quả. Đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm  nếu để xảy ra tình trạng  tổn thất tài sản. Tổn thất tài sản là sự mất  mát, hư hỏng làm giảm giá trị hay ứ đọng vốn và tài sản của Công  ty.

4.2. Các cấp quản trị là trưởng phòng ban, phụ trách các đơn vị sản xuất  kinh doanh trực thuộc Công ty không được  tự ý  thay đổi cơ cấu  vốn và tài sản mà Công  ty giao cho đơn vị mình để hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.3. Các cấp quản trị trên không được phép nhượng  bán, cho thuê,  cầm cố thế chấp,  thanh lý tài sản  được giao.

4.4. Mọi vi phạm  các nguyên  tắc quản trị vốn và tài sản các cấp quản trị và cá nhân trực  tiếp gây ra phải chịu trách  nhiệm  trước nhà nước,  đại hội  cổ đông  và pháp  luật:  bị  xử phạt hành chính, bồi thường  vật chất, truy cứu trách nhiệm hình sự,…

4.5. Các cấp quản trị phải xây dựng  kế hoạch,  thực hiện, kiểm tra và cải tiến  công tác quản  trị vốn và tài sản được giao.            http://luatducphuong.com/
 
CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH.
 
Điều 5: NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ:

5.1. Ban Giám đốc điều hành Công ty xây dựng  kế hoạch,  tổ chức  và kiểm  tra chặt chẽ các chỉ tiêu,  doanh thu,  chi phí và giá thành  sản phẩm,  dịch  vụ với mục  tiêu cuối cùng là hiệu  quả doanh nghiệp.

5.2. Các cấp quản  trị đơn vị sản xuất  kinh doanh trực thuộc phải tính đúng, tính đủ  chi phí kinh doanh, bảo đảm các chi phí này được  trang trải bằng  doanh thu đồng thời hoạt  động sản xuất kinh doanh phải  có hiệu quả.

5.3. Các cấp quản  trị của Công  ty hoàn toàn chịu trách nhiệm  trước pháp luật về tính hợp  pháp của các  khoản  doanh thu, chi phí, và kết  quả  kinh doanh trong phạm vi ra quyết định của mình.

Điều 6: QUẢN TRỊ DOANH THU:

6.1. Doanh thu Công ty gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh đã được  khách  hàng chấp nhận thanh toán và doanh thu từ các  hoạt động khác như: thu từ bán  vật  tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, công cụ, dụng  cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không  cần sử dụng, các khoản  phải trả nhưng không  trả được  vì nguyên  nhân từ  phía chủ nợ, thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản,  nợ khó đòi đã khoanh, nay thu hồi được,  và các khoản thu bất thường khác.

6.2. Toàn  bộ doanh thu của đơn vị phát  sinh trong kỳ phải được  thể hiện  trên  các hoá đơn, chứng   từ hợp  lệ và phải được  phản ánh đầy đủ vào các sổ sách  kế toán  theo chế độ nhà nước quy định.

6.3. Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm  về các khoản doanh thu, thu nhập để ngoài  sổ sách. Đơn vị hoặc  cá nhân  vi phạm hay có liên  quan tuỳ theo mức độ vi phạm  đều bị quy trách nhiệm, truy nộp, thu đền bù và xử phạt   theo chế độ hiện hành, trường  hợp nghiêm  trọng  phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Điều 7: QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH.

7.1. Chi phí của Công  ty bao gồm chi phí hoạt  động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt  động sản xuất khác.

- Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm:

a.  Chi phí nguyên  liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực: (gọi  tắt  là chi phí vật tư). Chi phí này được quản lý trên cơ sở: mức tiêu hao vật tư và giá vật tư.

+ Mức tiêu hao vật tư:

* Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt  hệ thống định  mức tiêu hao vật tư đối với từng ngành hàng cụ thể và cần thiết.

* Các cấp quản  trị của Công  ty phải lập kế hoạch   tổ chức,  kiểm  tra và cải tiến  các khâu:  dự trữ, cung ứng, sử dụng   và xác định  vật tư, việc quyết  toán, đối chiếu  vật tư sử dụng  với định  mức tiêu hao phải được  thực  hiện định  mức tuỳ theo quy trình sản xuất kinh doanh.

+ Giá vật tư:

* Các cấp quản trị của Công ty phải bảo đảm giá vật tư mua vào  là giá thực  tế của thị trường trên cơ sở hai yếu tố: chất lượng và hợp  lý.

b.  Các chi phí phân bổ dần: Các chi phí phát sinh và ảnh hưởng  đến nhiều  chu kỳ sản xuất  kinh doanh phải được tập hợp  và phân  bổ theo đúng tính chất và đặc điểm, không  phân bổ tràn lan hoặc trao lại tuỳ tiện gây ra tình hình lỗ giả hoặc  lời giả.

c.  Chi phí kế hoạch tài sản cố định:   áp dụng   mức khấu  hao theo quy định  hiện  hành  có tính đến  yếu  tố hoàn vốn và tái đầu tư.

d.  Chi phí tiền lương và các khoản  phụ  cấp có tính chất lương.

* GIÁM ĐỐC Công  ty phê duyệt  định  mức quỹ lương, đơn giá tiền  lương và định  biên lao động.

* Chi phí này phải được  quản trị chăït chẽ và không  ngừng  cải tiến định  mức để phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, trở thành  đòn bẩy kinh tế thực  sự đối với người lao động.

e.  Chi phí Bảo hiểm  Xã hội, Bảo hiểm Y tế và kinh phí Công Đoàn: thực hiện theo quy định hiện hành của luật pháp.

f.    Các chi phí dịch vụ mua ngoài  và chi phí bằng tiền khác:

* Các cấp quản trị phải lập dự toán theo đúng thủ tục ban hành và được  cấp quản trị cao hơn có thẩm quyền duyệt trước khi thực hiện.

* Các cấp quản  trị phải kiểm  soát các chi phí này trên cơ sở: hợp  lý, tiết kiệm và chất lượng.

-  Chi phí hoạt động khác: bao gồm chi phí hoạt  động tài chính và chi phí hoạt động bất thường được quản trị theo quy định hiện hành của luật pháp.

7.2. Tính giá thành  sản phẩm:

* Toàn  bộ các khoản  chi phí phát sinh phải được kết chuyển  cho sản phẩm,  dịch  vụ sản xuất  và tiêu thụ trong năm tài chính để xác định  hiệu quả kinh doanh sản xuất kinh doanh.

* Các cấp quản  trị của Công  ty phải xây dựng  kế hoạch và kiểm  tra giá thành  trong phạm vi điều hành sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời luôn tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở vẫn  đảm  bảo và cải tiến chất lượng  sản phẩm,  dịch vụ của đơn vị mình.


CHƯƠNG III: CHẾ  ĐỘ THỐNG KÊ, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN.

Điều 8: Công tác thống  kê- kế toán và kiểm  toán phải được  thực  hiện trên cơ sở có xây  dựng  kế hoạch, có kiểm tra cải tiến  và đúng  theo pháp lệnh  kế toán  thống  kê và quy chế về kiểm toán do chính phủ ban hành.

Điều 9:

9.1. Tất cả các cấp quản  trị của Công  ty có trách nhiệm bảo đảm cho công  tác thống  kê - kế toán  và kiểm toán được thực hiện xuyên suốt và có hiệu  quả .

9.2. Khối phòng ban Kế toán tài vụ và bộ phận  kiểm  toán chịu  trách nhiệm chính về tổ chức công  tác thống kê-  kế toán và kiểm  toán trên  cơ sở chức  năng  cụ thể đã được   quy định trong quyết định thành lập.

Điều 10:                                       http://luatducphuong.com/
 
10.1. Báo cáo thống  kê- kế toán  và kiểm  toán (được gọi chung là báo  cáo  tài chính) được   lập định  kỳ theo các quy định  của nhà nước: hàng tháng,  hàng quý, hàng năm tuỳ theo tính chất của báo cáo:

- Báo cáo tháng:  ngày 5 tháng sau với báo  cáo chi tiết  và từ ngày 10-15 tháng sau nếu  là báo cáo tổng hợp.

- Báo cáo quý: ngày 15  tháng đầu quý sau.

- Báo cáo năm: 1 tháng sau khi chấm  dứt năm tài chính.

10.2. Báo cáo tài chính phải được  bảm đảo:

- Tính chính xác, trung thực,  kịp thời và thận trọng.

- Thực hiện trên cơ sở có kiểm  kê đối chiếu  số liệu thực  tế.

- Có phân  tích tình hình và đề xuất  ý kiến  xử lý hoặc cải tiến.

- Đầy  đủ chữ ký của người thực hiện và người phụ trách.

Điều 11: Mọi hành vi vi phạm  pháp lệnh kế toán thống kê quy chế về kiểm  toán và chế độ báo cáo  tài chính của Công ty tùy  mức  độ sẽ chịu xử  phạt về  kinh tế,  hành chánh hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.


CHƯƠNG IV: TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.

 Điều 12: TRÁCH NHIỆM  CỦA BAN GIÁM ĐỐCĐIỀU HÀNH CÔNG TY.

12.1 Trách  nhiệm  Giám đốc Công ty:

- Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp  và chịu  trách nhiệm  trước cổ đông  và trước pháp  luật trong việc điều hành hoạt  động của
doanh nghiệp.

- Ký nhận  vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để quản lý , sử dụng theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được Hội đồng quản trị giao.

- Chịu trách nhiệm chính về việc  điều  hành  sử dụng  vốn và tài sản trong sản xuất kinh doanh đồng  thời thường   xuyên   tổ chức kiểm  tra việc  sử dụng  vốn và tài sản của các đơn vị
sản xuất kinh doanh trực thuộc.

- Ký các báo  cáo tài chính để trình Hội Đồng Quản Trị cũng như các văn bản liên quan đến

vấn đề tài chính gởi cho các đối tượng  bên ngoài Công ty.

12.2. Trách  nhiệm  của Giám  đốc Tài chính.

1)  Quản  trị tài chính Công ty : Tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh  giá tình hình tài chính của Công ty; xây dựng  các chương trình hoạt động tài chính theo mục tiêu kế hoạch hoạt động hàng năm của Công  ty; Đồng  thời hoạch định chiến  lược  tài chính đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho Công ty.

2)  Thực  hiện  các biện  pháp điều  hành tài chính  một cách chặt  chẽ, duy trì khả năng dự phòng và  thanh khoản cho Công ty . Đồng  thời đảm bảo các loại tài sản của Công  ty được kiểm soát  và xử dụng  hợp lý.

3)  Thiết  lập cơ cấu  và chính sách  tài chính an toàn. Đảm bảo cho mọi  hoạt  động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty vận hành hiệu quả.

4)    Được  ủy quyền  xem xét các hợp  đồng kinh tế về mặt  tài chính; giải quyết   và xử
lý các  vấn  đề  tài chính thông thường của Công ty.

12.3. Trách  nhiệm  của các Giám  đốc điều hành:

Tuỳ theo chức năng  điều  hành  cụ thể,  các Giám  đốc đều  phải có trách  nhiệm  quản  trị tài chính, bảo đảm việc  sử dụng,   bảo toàn,  phát triển  việc  sử dụng,   bảo toàn, phát triển  vốn và tài sản của Công ty đồng  thời tạo  điều  kiện  hỗ trợ  công  tác thông  kê, kế toán và kiểm  toán của các bộ phận  chuyên ngành.

Điều 13: TRÁCH  NHIỆM  CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN  TRÁCH NGHIỆP VỤ

13.1. Trách  nhiệm  của Kế toán trưởng  Công  ty.

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều  lệ kế toán trưởng.

- Hoạch định và đưa ra những  quyết  định  tài chính ngắn hạn.

- Hoạch định, tổ chức,  kiểm  tra, duy trì và đổi mới theo hướng  hiệu quả các nghiệp vụ quản trị Kế toán, Tài chính.

- Tổ chức công tác thống  kê - kế toán của Công ty.

- Kiểm tra việc quản trị tài chính của các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc.

13.2. Trách nhiệm của  tổ Kiểm toán:

- Trực thuộc Ban Giám Đốc điều hành Công ty và thực  hiện  việc  kiểm  toán  nội bộ theo quy chế kiểm toán.

- Chịu  trách nhiệm  về số liệu và ký xác nhận  kết luận kiểm toán  của các báo cáo kiểm toán nội bộ.

13.3. Trách  nhiệm  của Trưởng phòng ban Kế toán –Tài  vụ:

- Trưởng  phòng  Kế toán có trách  nhiệm  tổ chức,  điều  hành,  quản  lý nhân sự nghiệp vụ để thực  hiện công tác thống kê - kế toán theo đúng quy định.

- Trưởng  phòng Tài vụ có trách nhiệm tổ chức, điều hành, quản trị nhân sự nghiệp  vụ để thực hiện công  tác quản  trị vốn và tài sản theo đúng quy định.

Điều 14. TRÁCH NHIỆM  CỦA PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ SẢN XUẤT  KINH DOANH TRỰC THUỘC

1)  Chịu  trách  nhiệm  trực  tiếp về việc  sử dụng  vốn và tài sản được  Công ty giao phục  vụ kinh doanh theo phương án sử dụng,  bảo toàn và phát triển vốn được  Tổng Giám đốc thông  qua, bảo đảm hiệu quả hoạt  động kinh doanh của đơn vị và thực  hiện  đầy đủ các khoản nghĩa  vụ nộp Ngân sách theo quy định.

2)  Quản trị thực  hiện và kiểm  tra việc chi phí trên cơ sở tuân  thủ các dự toán,  định  mức được  duyệt.   Đồng  thời có kế  hoạch cũng như tổ chức  hoạt động  sản xuất  kinh doanh mang lại doanh thu và hiệu  quả cao nhất cho đơn vị.

3)  Thực  hiện chế độ báo cáo tài chính đúng quy định  và chịu  trách nhiệm  cuối cùng về số liệu báo cáo.

Điều 15: TRÁCH NHIỆM PHÁT HIỆN VI PHẠM

Tất cả các cấp quản  trị Công  ty có trách nhiệm  kiểm  tra, kiểm  soát  việc  quản  trị tài chánh  theo phần hành của mình đồng thời phải báo cáo ngay cho cấp trên khi phát hiện  có các vi phạm quy chế quản  trị tài chánh của Công  ty. Mọi thiệt hại do chậm  trễ báo cáo sẽ bị quy trách nhiệm  liên đới.         http://luatducphuong.com/
 
CHƯƠNG V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 16:

- Bản quy chế  này có hiệu  lực  thi hành   từ ngày được ban hành. Các quy định  trước đây trái với các điều khoản của Quy chế này đều bãi bỏ.

- Các cấp quản trị là Trưởng phòng ban, Phụ trách các Đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty có trách  nhiệm phổ biến Quy chế Tài chính này.

- Trong quá trình thực  hiện,  nếu có vướng  mắc,  các đơn vị phụ  thuộc và các bộ phận chuyên  trách chuyên  môn cần phản ánh kịp  thời về Công  ty để nghiên cứu bổ sung hoặc  sửa đổi cho phù hợp.

 
Tác giả bài viết: ducphuong
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHAI THUẾ, KẾ TOÁN CỦA DUC PHUONG LAW

Kính gửi: - Quý khách hàng.    Trước hết cho phép chúng tôi được thay mặt toàn thể các lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên của DUC PHUONG LAW gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất ! Sau nhiều năm hoạt động, DUC PHUONG LAW  giờ đây đã có thể khẳng định sự thành công...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 19
  • Hôm nay: 5272
  • Tháng hiện tại: 170922
  • Tổng lượt truy cập: 15729127