Tội giết người, căn cứ pháp lý và cấu thành tội phạm

Đăng lúc: Thứ sáu - 25/09/2015 08:26 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Tội giết người và quy định của pháp luật

Tội giết người và quy định của pháp luật

Tội “Giết người” là một trong những tội phạm nguy hiểm, có tác động xấu đến xã hội đang không ngừng gia tăng cả về số lượng và tính chất nguy hiểm. Trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện những vụ án mạng với đủ loại hình thức mang tính lợi dụng nghề nghiệp; lợi dụng quan hệ thân thiết giữa kẻ phạm tội với nạn nhân mang động cơ đê hèn và bội bạc. Đặc biệt là nảy sinh ra vô số những vụ thảm án mang tính bạo lực, giết người hàng loạt, bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, mất hết tính người, có sự chuẩn bị trước đã gây những hậu quả thiệt hại về người và tài sản đặc biệt nghiêm trọng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học, kỹ thuật hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình an ninh xã hội ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, đã nảy sinh những vấn đề tiêu cực và nhiều vấn đề lao động, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm với tính chất và mức độ ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Tội “Giết người” là một trong những tội phạm nguy hiểm, có tác động xấu đến xã hội đang không ngừng gia tăng cả về số lượng và tính chất nguy hiểm. Trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện những vụ án mạng với đủ loại hình thức mang tính lợi dụng nghề nghiệp; lợi dụng quan hệ thân thiết giữa kẻ phạm tội với nạn nhân mang động cơ đê hèn và bội bạc. Đặc biệt là nảy sinh ra vô số những vụ thảm án mang tính bạo lực, giết người hàng loạt, bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, mất hết tính người, có sự chuẩn bị trước đã gây những hậu quả thiệt hại về người và tài sản đặc biệt nghiêm trọng.

DUC PHUONG LAW xin trân trọng giới thiệu đến Quý khách về quy định của pháp luật và nội dung phân tích dưới góc độ pháp lý giúp nắm rõ về tội phạm, những yếu tố cấu thành và hình phạt áp dụng cũng như các hậu quả pháp lý khác đối với tội phạm này.

I. Tội giết người theo quy định của Bộ luật hình sự:

Tại điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ năm 2009 quy định như sau:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a)  Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

n)  Có tính chất côn đồ;

o)  Có tổ chức;

p)  Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”


II.  Các yếu tố cấu thành tội giết người:

1. Khách thể

Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng con người (đang sống).

Chú ý: Thai nhi không được xem là một người đang sống cho đến khi sinh ra và còn sống; người đã chết và thai nhi không phải là đối tượng của tội giết người, các đối tượng đó không còn là sinh mạng đang sống. Việc xâm hại đến người đã chết, thai nhi không phạm tội giết người mà thuộc tội danh khác trong Bộ luật hình sự.   

2. Chủ thể

Chủ thể là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

Người đủ 14 tuổi có năng lực chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm.

3. Mặt khách quan

Lỗi của người phạm tội là cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp.

Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như dùng súng trực tiếp bắn vào đầu hoặc vùng tim của nạn nhân dẫn đến tử vong.

Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó). Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, nhưng vẫn đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.

4. Mặt chủ quan

-  Hành vi làm chết người khác: Dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.

Tuy nhiên cần phân biệt: Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát chứ không cấu thành tội này. Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Hành vi làm chết người khác có thể được thực hiện qua hành động hay không hành động, dùng vũ lực hay không dùng vũ lực, sử dụng vũ khí hay không sử dụng vũ khí. Người thực hiện phạm tội có thể dùng dao đâm, dùng gậy đánh, dùng súng bắn,…..

-  Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết.

DUC PHUONG LAW  là nơi hội tụ các Luật sư và Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng các vụ án hình sự từ giản đơn đến phức tạp sẽ đáp ứng mọi yêu cầu và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho quý khách hàng ở mức cao nhất. Bằng những kiến thức được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cùng những kinh nghiệm giải quyết nhiều vụ án phức tạp, nắm rõ và có khả năng thu thập, vận dụng những chứng cứ thuyết phục nhất,  DUC PHUONG LAW  cam kết giúp quý khách hàng việc bào chữa; giải quyết tốt nhất về quyền lợi và trách nhiệm của mình theo đúng quy định  của pháp luật.
 
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ DUC PHUONG LAW

 DUC PHUONG LAW là trang thông tin hoạt động dịch vụ Luật sư, Công chứng, Đấu giá tài sản và các dịch vụ pháp lý khác, thương hiệu chung của những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động tố tụng, dịch vụ pháp lý. Là trí tuệ chung của các Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên,...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 33
  • Khách viếng thăm: 32
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1303
  • Tháng hiện tại: 166953
  • Tổng lượt truy cập: 15725158