Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông và trách nhiệm pháp lý

Đăng lúc: Thứ hai - 23/11/2015 19:30 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

Tình trạng vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông là phổ biến do nhận thức về luật giao thông chưa đấy đủ, do thiếu ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông. Số vụ và số người chết, bị thương tích trong các vụ tai nạn giao thông hàng năm là con số lớn, gây sự thiệt hại về người và của cải đối với nhiều gia đình. Vấn đề tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối, để giải quyết vấn đề này cần có sự chung sức của các cấp, các ngành và mọi thành phần tham giao giao thông.
Tai nạn giao thông là điều mà người tham gia giao thông không mong muốn xảy ra khi lưu hành giao thông. Tuy nhiên do vi phạm các quy định về điểu khiển phương tiện giao thông để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người điều khiển phương tiện giao thông phải chịu trách nhiệm pháp lý do hậu quả hành vi vi phạm gây ra.
 
DUC PHUONG LAW xin gửi đến Quý khách hàng quy định pháp luật về trách nhiệm khi vô ý gây tai nạn giao thông như sau:
 
1. Căn cứ pháp lý
 
- Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;
 
- Bộ luật dân sự năm 2005;
 
- Nghị quyết số 03/2006/ NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC về vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ;
 
- Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ;
 
2. Các quy định của pháp luật
 
a. Trách nhiệm hình sự
 
“ Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 
 
Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
 
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng của người bị nạn.
 
Điều 3. Về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật Hình sự)
 
1. Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

b. Trách nhiệm bồi thường
 
Về vấn đề bồi thường thiệt hại, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 và mục I phần I Nghị quyết 03/2006/NQ–HĐTP quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bao gồm các yếu tố: Xảy ra thiệt hại, có lỗi và lỗi này trực tiếp gây ra thiệt hại, hành vi thiệt hại là trái với quy định của pháp luật.
 
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005.) 
 
+ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
 
- Nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây (Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 6/3/2006; Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005)
 
1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.
 
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
 
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS;

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS;

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS;

b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

 
1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.
 
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
 
1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
 
1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
 
a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
 
b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
 
Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
 
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
 
2.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
 
- Các yếu tố về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự.
 
Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
 
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
 
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
 
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
 
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
 
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. ”
 
3. Các công việc DUC PHUONG LAW thực hiện:
 
- Tư vấn cho khách hàng các quy định về trường hợp có lỗi khi gây ra tai nạn giao thông
 
- Tư vấn cho khách hàng về trách nhiệm pháp lý khi gây tai nạn giao thông;
 
- Tư vấn cho khách hàng về bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra hâu quả nguy hiểm;
 
- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách  hàng.
 
DUC PHUONG LAW với đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý có bề dày kinh nghiệm, chuyên nghiệp, năng động, luôn cam kết mang lại cho khách hàng kết quả và chất lượng dịch vụ hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng.

 
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Nguồn tin: HC, HS
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHAI THUẾ, KẾ TOÁN CỦA DUC PHUONG LAW

Kính gửi: - Quý khách hàng.    Trước hết cho phép chúng tôi được thay mặt toàn thể các lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên của DUC PHUONG LAW gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất ! Sau nhiều năm hoạt động, DUC PHUONG LAW  giờ đây đã có thể khẳng định sự thành công...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 105
  • Hôm nay: 14245
  • Tháng hiện tại: 447035
  • Tổng lượt truy cập: 16197143