3 điểm nhấn chống oan sai trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự

Đăng lúc: Thứ bảy - 23/05/2015 07:34 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Chống oan sai trong tố tụng hình sự (Hình minh họa)

Chống oan sai trong tố tụng hình sự (Hình minh họa)

​Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày tờ trình Quốc hội dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo luật đã nhấn mạnh nhiều biện pháp chống oan sai.
Tại Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày tờ trình về dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo luật đã nhấn mạnh nhiều biện pháp chống oan sai.


Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày tờ trình Quốc hội dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo luật đã nhấn mạnh nhiều biện pháp chống oan sai.

Trước đó, dư luận, giới luật học giật mình thảng thốt trước vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn. Vụ án oan chỉ được sáng tỏ khi hung thủ thực sự đã thừa nhận giết người, sau 10 năm ông Chấn chịu oan khuất. Nếu không có tình tiết ấy thì không biết ông Chấn sẽ phải chịu oan đến bao giờ. Ông Nguyễn Thanh Chấn (quê Bắc Giang) bị bắt và kết án chung thân trong một vụ án mạng vào năm 2003.

Sau khi hung thủ thực sự ra đầu thú, cuối năm 2013, Hội đồng tái thẩm (TAND Tối cao) đã tuyên hủy bản án của 2 phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm có hiệu lực từ gần 10 năm trước. Đó là 2 phiên tòa đã tuyên ông Chấn tù chung thân về tội "giết người".

Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau 10 năm ngồi tù.

Câu chuyện về người tù oan 10 năm đã chỉ ra nhiều điểm cần khắc phục trong công tác tư pháp.

Chống bức cung, nhục hình

Chống bức cung nhục hình đi kèm với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tố tụng hình sự. Nội dung này được quy định trong các điều 15, 112, 152, 153, 156, 157, 173, 174, 228, 238, 257, 271, 318.

Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và quy định của Hiến pháp năm 2013 về phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, dự thảo Luật Tố tụng hình sự quy định: Bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can;

Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng để họ tham dự;

Bổ sung các quy định để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; bắt buộc Kiểm sát viên phải hỏi cung khi bị can kêu oan hoặc khi phát hiện hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

Quy định trách nhiệm của cơ quan tố tụng cấp trên phải kiểm tra hoạt động tố tụng của cơ quan cấp dưới;

Bổ sung cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tố tụng, bảo đảm sự kiểm soát giữa các khâu trong tiến trình tố tụng, khâu sau giám sát kết quả tố tụng của khâu trước, hủy bỏ những chứng cứ do khâu trước thu thập bằng biện pháp trái luật;

Đồng thời, quy định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an đối với những vụ án oan, sai đặc biệt nghiêm trọng do cấp dưới tiến hành.

Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử

Nội dung được quy định tại Điều 13; Điều 40 – Điều 43; các điều 77, 81, 106, 114, 251, 270, 276, 302, 318.

Bảo đảm tranh tụng trong xét xử chính là bảo đảm sự công bằng trong quá trình chứng minh; bảo đảm điều kiện để các chủ thể thực hiện đúng, đủ chức năng tố tụng của mình. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật tố tụng hình sự quy định: (1) Ngoài cơ quan tố tụng có quyền thu thập chứng cứ như hiện nay, bổ sung người bị buộc tội và người bào chữa có quyền thu thập, cung cấp chứng cứ; 

(2) Quy định người bào chữa có quyền đánh giá chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập; 

(3) Bị can, bị cáo có quyền yêu cầu Tòa án thu thập bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận; 

(4) Bổ sung trách nhiệm và thủ tục Tòa án phải giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng trước khi mở phiên toà; 

(5) Đổi mới trình tự và trách nhiệm xét hỏi theo hướng việc xét hỏi trước tiên phải thuộc về cơ quan buộc tội; bị cáo có quyền trực tiếp đặt câu hỏi với bị hại, người làm chứng nếu được Chủ tọa đồng ý thay vì chỉ có quyền đề nghị Chủ tọa hỏi như hiện nay; 

(6) Khẳng định rõ nguyên tắc bản án, quyết định của Tòa án chỉ được căn cứ trên cơ sở kết quả thẩm vấn, tranh tụng và những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.

Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền bào chữa

Nguyên tắc suy đoán vô tội ở BLTTHS 2003, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (các điều 7, 10, 40, 42, 43, 50, 108, 111, 251, 271, 318; chương VII).

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo điều kiện để người bị buộc tội thực hiện tốt quyền bào chữa, gỡ tội, dự thảo quy định:

Thứ nhất, “suy đoán vô tội” là nguyên tắc cơ bản của BLTTHS và khẳng định rõ “Mọi hoài nghi về tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thể làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ”;

Thứ 2, ngoài ba chủ thể có quyền bào chữa như hiện hành, bổ sung người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa và ghi nhận đầy đủ quyền, nghĩa vụ tố tụng của người này;

Thứ 3, thay quy định “cấp giấy chứng nhận người bào chữa” bằng quy định “cấp giấy đăng ký bào chữa” nhằm tránh cách hiểu thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc tham gia tố tụng của người bào chữa;

Thứ 4, mở rộng diện người bào chữa gồm cả Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa miễn phí cho những đối tượng thuộc diện chính sách;

Thứ 5, mở rộng các trường hợp bắt buộc cơ quan tố tụng phải mời người bào chữa;

Thứ 6, Quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt;

Thứ 7, Quy định bị can, bị cáo có quyền đọc, ghi chép tài liệu liên quan đến việc buộc tội trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra để thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định;

Thứ 8, bổ sung một chương mới (chương VII) quy định các nội dung liên quan đến bào chữa nhằm bảo đảm cho người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án;

Cuối cùng, quy định Tòa án sẽ không mở phiên tòa nếu có căn cứ xác định việc điều tra, truy tố vi phạm quyền bào chữa; nếu đã mở phiên tòa thì yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khắc phục vi phạm hoặc tuyên bố tính vô hiệu của những chứng cứ có được từ các hoạt động tố tụng vi phạm pháp luật.

Trên đây là 3 điểm nhấn trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự trình Quốc hội mà nhiều người hy vọng có thể tác động đến quá trình tố tụng.

Hồng Chuyên

 


Nguồn tin: infonet.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ DUC PHUONG LAW

 DUC PHUONG LAW là trang thông tin hoạt động dịch vụ Luật sư, Công chứng, Đấu giá tài sản và các dịch vụ pháp lý khác, thương hiệu chung của những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động tố tụng, dịch vụ pháp lý. Là trí tuệ chung của các Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên,...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 11
  • Hôm nay: 1491
  • Tháng hiện tại: 167141
  • Tổng lượt truy cập: 15725346