“Nếu cứ sai lại xin lỗi vậy thì sai đến bao giờ?”

Đăng lúc: Thứ hai - 08/06/2015 20:27 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Án oan sai

Án oan sai

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày tờ trình Quốc hội dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo luật đã nhấn mạnh nhiều biện pháp chống oan sai. Ba điểm được nhấn mạnh trong dự thảo gồm: Chống bức cung, nhục hình; Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền bào chữa. Nếu thật sự chú trọng vào những điểm trong dự thảo liệu tình hình oan sai có được cải thiện không?
Dư luận gần đây rất bất bình trước trường hợp của em Đỗ Quang Thiện – nạn nhân của một Viện Kiểm sát (VKS) thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp và “dư thừa” một trái tim vô cảm.

Nhìn lại quá trình của vụ án, ta thấy còn quá nhiều điểm bất cập mà cơ quan chức năng cụ thể là VKS tỉnh Đắk Lắk bỏ qua. Dẫu có xét về mặt khách quan hay chủ quan vẫn không thể nào giải thích được.

Thứ nhất, về mặt khách quan ta thấy còn rất nhiều vấn đề cần bàn trong chuyên môn và nghiệp vụ tối thiểu của Kiểm sát viên trong vụ án này.

Theo bản án, trong phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 20/5/2014, Kiểm sát viên Nguyễn Duy Cành đã đọc lại các quy định về chứng cứ, trong đó có điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự“Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ” để khẳng định Tòa sử dụng bản Kết luận pháp y số 1164 xác nhận tình trạng thương tích ông Thọ tạm thời trong 3 tháng, ký từ ngày 8/10/2012 là đúng quy định của pháp luật.

Vậy mà mà tuyệt nhiên ông không hề đả động gì tới công văn phúc đáp số 696/BVĐKTngày 26/9/2013 của Bệnh viện tỉnh về việc trả lời công văn số 1133 ngày 17/9/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột với nội dung “Giải thích một số vấn đề liên quan đến việc điều trị bệnh nhân Lê Phước Thọ tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk”… dẫu đây cũng là một chứng cứ quan trọng và gần nhất so với thời gian Tòa án xử sơ thẩm lần đầu 05/2014. Kết quả là Tòa 2 cấp cũng chỉ căn cứ vào bản Kết luận pháp y thương tích số 1164 ngày 8/10/2012 do Trung tâm pháp y tỉnh cung cấp.

Điều 10 Bộ Luật Tố tụng Hình sự có quy định “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. Vậy Tòa án và Viện kiểm sát tỉnh Đắc Lắk đã vận dụng hết mọi biện pháp nghiệp vụ cần thiết và sử dụng hết các chứng cứ chưa?

Trong trường hợp này, chúng ta cần đặt nghi vấn rằng: Năng lực của các cán bộ Tòa án và Viện Kiểm sát đến đâu khi xử lý sai trình tự và yêu cầu tố tụng cần thiết? Chúng ta có chấp nhận những cán bộ thiếu trách nhiệm và năng lực như thế này tiếp tục nắm cán cân công lý nữa hay không?

Thứ hai, về mặt chủ quan, vụ án còn rất nhiều điểm khó hiểu cần lý giải.

Khi em Thiện đã ngồi tù gần 2 tháng, phóng viên báo Tiền Phong phát hiện Công văn 696 (CV 696) trong hồ sơ lưu của bệnh viện và đăng bài Tòa “bỏ quên” chứng cứ quan trọngngày 20/05/2015 nhằm đặt câu hỏi về liệu CV 696 có được đưa vào hồ sơ vụ án hay không. Lúc này, ông Nguyễn Duy Cành – người được phân công kiểm sát vụ án mới “vội vã” đến bệnh viện xin được cấp lại CV 696 bản đóng dấu đỏ với lý do khi nhận ông đã đánh mất.

Nực cười thay, một vị kiểm sát viên khi tiếp nhận một công văn quan trọng – chìa khóa của vụ án lại “đánh mất”. Dẫu là vô tình hay cố ý thì hành động này cũng cho ta thấy một sự thiếu trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cực độ của một vị kiểm sát viên. Liệu ông có xứng đáng tiếp tục được nhân dân tin tưởng và giao phó nhiệm vụ hay không?

Nhìn Thiện ôm chầm lấy người thân khi bước ra khỏi trại giam, ta có thêm một lần ta đối diện nước mắt con người để hiểu, biết rõ rằng đời sống hôm nay còn quá nhiều hoàn cảnh trái ngang, oan ức.

Nhìn Thiện ôm chầm lấy người thân khi bước ra khỏi trại giam, ta có thêm một lần ta đối diện nước mắt con người để hiểu, biết rõ rằng đời sống hôm nay còn quá nhiều hoàn cảnh trái ngang, oan ức.

Ngay cả trong kết luận pháp y thương tích số 1164 có giá trị tạm thời trong 3 tháng, văn bản ghi tên 3 cán bộ nhưng có mỗi 1 giám định viên ký, lộ rất nhiều lỗi theo quy định tố tụng, trong đó lỗi nghiêm trọng nhất là cố tình sửa nội dung bệnh án từ đột quỵ tức không có tỉ lệ thương tích thành chấn thương sọ não kèm tỉ lệ 50% mất sức. Bản kết luận pháp y này hoàn toàn không có giá trị pháp lý nhưng lại được cơ quan công tố dùng để buộc tội em Thiện.

Hành động cố ý thay đổi nội dung bệnh án này được giải thích như thế nào? Phải chăng, chỉ là phải chăng, họ đang cố ý sửa kết luận bệnh án để dễ dàng buộc tội em Thiện? Động cơ đằng sau hành động vô đạo đức, vô trách nhiệm này là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm và giải thích cho trường hợp này.

Không chỉ thiếu trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, VKS Đắc Lắk còn phớt lờ lòng nhân đạo và tình cảm của một con người. Ngay khi vụ việc xảy ra, xót thay cho bạn, tập thể lớp 12A2 đã đồng ký tên vào đơn kiến nghị gửi Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT xin cho Thiện được tạm hoãn thi hành án để chuẩn bị dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp tới.

Thế nhưng, đáp lại lời khẩn cầu của các em học sinh là lời từ chối thẳng thừng của ông Nguyễn Duy Hữu – chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk với lý do không thể vô tình hơn: “không thể làm trái pháp luật” và lý giải rằng: “nếu chúng tôi làm trái quy định thì cấp trên sẽ kỷ luật chúng tôi”.

Chỉ vì lo sợ kỉ luật mà cán bộ bỏ lơ nguyện vọng tha thiết của nhân dân? Vì sợ sai, lo giữ “cái ghế” mà các cán bộ phải làm nhanh, làm mạnh, làm triệt để tránh đụng chạm tới quyền lợi của mình. Còn tương lại của một đứa trẻ – tương lai của đất nước thì sao? Vậy xin thưa Chánh án TAND, ông có bao giờ nghĩ rằng quyết định kết án sai, án oan này sẽ được xử lý như thế nào chưa?

Theo Điều 12 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng: “Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình”. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong vụ án của em Thiện đây?

Ai sẽ hiểu cho những đắng cay và tủi nhục mà em Thiện phải trải qua khi còn chưa bước chân ra khỏi ghế nhà trường? Ai sẽ hiểu những nỗi đau dằn vặt và trăn trở của một người con bỗng nhiên trở thành “bất hiếu”, một học sinh chăm ngoan bỗng vác lên mình tiếng “kẻ phạm tội”? Ai trả lại cho cha mẹ em những giọt nước mắt, nỗi đau xé lòng và gánh nặng trĩu đôi vai gầy trong những ngày đấu tranh giành công lý cho em? Ai trả lại cho em tương lai của một người chủ đất nước? Và cuối cùng ai trả lại cho em niềm tin về sự nghiêm minh của pháp luật?

Thực tế có rất nhiều vụ án oan được minh oan, sáng tỏ không phải do VKS mà do chính những người không “phận sự” như nhà báo, gia đình của người bị án oan hoặc do hung thủ thật sự ra đầu thú.

Ba năm em Thiện kêu oan; gia đình kêu oan cho em đến tán gia bại sản nhưng lại không có kết quả gì tươi sáng. Nếu như không có tiếng nói đồng cảm của dư luận, báo chí không đăng tải rộng rãi về trường hợp của em thì có lẽ em vẫn còn gầy rạc trong tù và mất niềm tin hoàn toàn vào cuộc sống này.

“Cái cảm giác buồn bã và thất vọng phủ vây quanh tôi. Tôi thương em Thiện, thương những người dân bị oan và lo sợ cho chính mình nếu có một ngày bị oan như vậy thì sao? Ai sẽ là người đem lại công bằng và công lý cho tôi”. Ý kiến của một độc giả khi biết về sự thật vụ án.

Nếu đã xử oan cho người vô tội thì trách nhiệm của các vị quan tòa, VKS như thế nào? Lại tiếp tục nhận lỗi, xin lỗi và (dùng tiền thuế của dân để) bồi thường ư? Cần một câu trả lời.
 

Theo truongtansang.net

Từ khóa:

án oan sai

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ DUC PHUONG LAW

 DUC PHUONG LAW là trang thông tin hoạt động dịch vụ Luật sư, Công chứng, Đấu giá tài sản và các dịch vụ pháp lý khác, thương hiệu chung của những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động tố tụng, dịch vụ pháp lý. Là trí tuệ chung của các Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên,...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 18
  • Hôm nay: 21869
  • Tháng hiện tại: 436382
  • Tổng lượt truy cập: 16186490