Nghĩa vụ chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự

Đăng lúc: Thứ hai - 11/11/2013 23:40 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chứng cứ trong tố tụng dân sự

DUC PHUONG LAW là nơi hội tụ các Luật sư hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, tham gia tranh tụng các vụ án: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân và Gia đình. Để bảo vệ quyền lợi của các bên trong quá trình tham gia tranh tụng, điều quan trọng bậc nhất là các tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp cũng như các tài liệu do cơ quan tố tụng thu thập theo các trình tự, thủ tục hợp pháp thể hiện trong hồ sơ.
Trong tố tụng dân sự thì quyền quyết định và tự định đoạt thuộc về đương sự, họ có quyền khởi kiện hoặc không khởi kiện vụ án dân sự, quá trình giải quyết vụ án, họ có quyền thay đổi, thỏa thuận hoặc chấm dứt các yêu cầu trên cơ sở tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Các bên đương sự muốn bảo vệ quyền lợi cho mình thì phải tự cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, phản đối yêu cầu của người khác. Các cơ quan, tổ chức khi khởi kiện cũng phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. (Quy định tại Điều 5 và được cụ thể hóa tại Điều 79 BLTTDS 2004).

Vì quyền của đương sự được đề cao, quy định của nhà làm luật cũng mở rộng quy định đối với quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các bên đương sự. Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp mà BLTTDS quy định. Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì:

I. Chứng cứ trong tố tụng dân sự:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.”


Chứng cứ tại phiên tòa
 
II. Nguồn chứng cứ trong vụ án:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; 

2. Các vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Tập quán;

8. Kết quả định giá tài sản;

9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Trong lĩnh vực tố tụng dân sự thì Tòa án tiếp nhận các chứng cứ do các bên đương sự giao theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định và chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự mình thu thập được và có yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS: 

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

b) Trưng cầu giám định;

c) Quyết định định giá tài sản;

d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

đ) Uỷ thác thu thập chứng cứ;

e) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
 
Như vậy trong tố tụng dân sự, các bên tham gia tố tụng phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mình. Tuy nhiên đứng trước những vụ việc phải giải quyết không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải có các kỹ năng chuyên nghiệp mới đảm bảo cho việc bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức ở mức cao nhất.

DUC PHUONG LAW với đội ngũ luật sư, cộng sự chuyên nghiệp dày dạn kinh nghiệm sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đem lại hiệu quả cao nhất, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho quý khách hàng.

Trân trọng hợp tác!
 
 
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Nguồn tin: TTDS
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 45 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ DUC PHUONG LAW

 DUC PHUONG LAW là trang thông tin hoạt động dịch vụ Luật sư, Công chứng, Đấu giá tài sản và các dịch vụ pháp lý khác, thương hiệu chung của những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động tố tụng, dịch vụ pháp lý. Là trí tuệ chung của các Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên,...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 11628
  • Tháng hiện tại: 421802
  • Tổng lượt truy cập: 16171910