Lợi dụng Facebook để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác

Thủ đoạn lừa đảo thông qua Facebook

Thủ đoạn lừa đảo thông qua Facebook

Sự phát triển của Internet mang theo rất nhiều tác động tốt đối với xã hội nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều tác động tiêu cực là các tệ nạn xã hội. Facebook là một trang mạng xã hội được tạo ra giúp người dùng kết nối với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp của họ.
Con người trở nên sống xa dời thực tế, tìm thú vui vào cuộc sống ảo khi tham gia mạng xã hội này. Lợi dụng điểm yếu đó, các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng. Các hành vi đó đa dạng về hình thức và cách thức lừa đảo. Chẳng hạn như gửi tin nhắn thông báo cho người khác là họ trúng thưởng giải thưởng của một chương trình khuyến mãi và đề nghị họ nộp một khoản tiền vào tài khoản để nhận quà có giá trị lớn. Đối tượng có thể giả danh các cơ quan chuyên môn, phát hiện việc trốn thuế đối với người chuyển hàng từ nước ngoài về, yêu cầu nộp tiền cho chúng một cách bí mật để chiếm đoạt. Các đối tượng cũng có thể dùng các phần mềm chứa “mã độc” đưa ra những chiêu bài, hình ảnh hấp dẫn để lừa người sử dụng trung cập, cung cấp thông tin cá nhân để đăng nhập bất hợp pháp vào tài khoản của họ, chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Hành vi lợi dụng mạng xã hội Facebook và các phần mềm gián điệp, lừa lấy thông tin cá nhân của người khác rồi truy cập bất hợp pháp chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

DUC PHUONG LAW xin gửi đến Quý khách hàng quy định của pháp luật về xử lý hành vi lợi dụng Facebook nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

1. Căn cứ pháp luật

- Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009;

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;

2. Quy định của pháp luật

a. Hành vi gian đối chiếm đoạt có dấu hiệu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Hành vi lợi dụng facebook chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi có thể cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.
 
Cụ thể :
 
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
a) Có tổ chức;
 
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
 
c) Tái phạm nguy hiểm;
 
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
 
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
 
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
 
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
 
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

b. Hành vi lợi dụng Facebook xâm phạm lợi ích cá nhân có thể bị xử lý hành chính:
 
Tuy nhiên, nếu giá trị tài sản chiếm đoạt không lớn, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì trường hợp này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người nào dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đồng thời sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
 
3. Các công việc DUC PHUONG LAW thực hiện
 
- Tư vấn cho khách hàng quy định của pháp luật hình sự về hành vi lợi dụng Facebook nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác;

- Tư vấn cho khách hàng quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lợi dụng Facebook nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác;

- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

DUC PHUONG LAW với đội ngũ Luật sư, nhân viên pháp lý chuyên nghiệp uy tín có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc từ đơn giản đến phức tạp luôn mang đến cho khách hàng kết quả và chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng.

 

Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW

Nguồn tin: HS, HC