Tội cố ý gây thương tích, căn cứ pháp lý và cấu thành tội phạm

Tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội phạm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể người khác được quy định trong bộ luật hình sự. Tùy theo tính chất và mức độ của tội phạm mà người phạm tội có thể phải chịu hình phạt ở mức cao nhất là tù chung thân.
DUC PHUONG LAW xin trân trọng giới thiệu đến Quý khách về quy định của pháp luật và nội dung phân tích dưới góc độ pháp lý giúp nắm rõ về tội phạm, những yếu tố cấu thành và hình phạt áp dụng cũng như các hậu quả pháp lý khác đối với tội phạm Cố ý gây thương tích. 

I. Tội phạm cố ý gây thương tích được quy định tại Bộ luật hình sự:


Theo điều 104 Bộ luật hình sự quy định: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.


II. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích

1. Khách thể của tội cố ý gây thương tích

Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ, bị kẻ phạm tội xâm phạm.

2. Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích

- Hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

- Công cụ, phương tiện sử dụng

Công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng để tấn công nạn nhân và các thức sử dụng có thể xác định được đó là hành vi Giết người hay cố ý gây thương tích.  

Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết, dấu hiệu của tội Giết người. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

- Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.

Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

- Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công

Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

- Hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

3. Chủ thể của tội phạm

Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.


4. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

DUC PHUONG LAW  là nơi hội tụ các Luật sư hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng các vụ án hình sự sẽ đáp ứng mọi yêu cầu hợp pháp, bảo vệ quyền lợi của khách hàng ở mức cao nhất. Bằng những kiến thức được đào tạo căn bản, chuyên sâu và kinh nghiệm giải quyết nhiều vụ án phức tạp, nắm rõ và có khả năng thu thập, vận dụng những chứng cứ thuyết phục nhất giúp quý khách hàng giải quyết tốt nhất về quyền lợi và trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Vai trò của Luật sư trong quá trình thu thập, chứng minh hành vi phạm tội chính là việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, trung thực theo diễn biến của tội phạm; hạn chế việc làm oan sai cho đối tượng đồng thời giúp cho bị can, bị cáo thu thập và cung cấp được mọi tài liệu để xem xét giảm nhẹ, căn cứ ngoại phạm, đề nghị cho tại ngoại, cho hưởng điều kiện án treo,... 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ.

 

Tác giả bài viết: ducphuong