Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã làm những việc vượt ra quá chức vụ quyền hạn của mình mà pháp luật quy định để chiếm đoạt tài sản của người khác.
DUC PHUONG LAW xin gửi đến Quý khách hàng quy định của pháp luật và các yêu tố cấu thành tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Quy định của pháp luật:

Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 280 Bộ luật Hình sự quy định:

“1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm  trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a)  Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

a. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ quyền hạn

b. Khách thể

Hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức kinh tế của Nhà nước đồng thời xâm phạm quyền sở hữu, tài sản của công dân, của Nhà nước, của Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và của các chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu khác.

c. Mặt khách quan

- Hành vi

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, phải là người có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình.

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi vượt quá quyền hạn của mình, làm trái công vụ để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đối tượng  chiếm đoạt là tài sản thuộc sở hữu của công dân, của Nhà nước, của Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và của các chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu khác.

Việc lạm dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản được biểu hiện dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Chẳng hạn như cán bộ thi hành án tự ý thu giữ một số tài sản của người bị thi hành án không thuộc tài sản phải thi hành án,...

Người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng chức vụ, quyền hạn phải chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội này. Nếu không có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, mà chỉ gây thiệt hại đến lợi ích của  người khác thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo Điều 282 Bộ luật hình sự tội nhận hối lộ theo điểm b khoản 2 Điều 279 hoặc tội tha trái pháp luật người đang bị tạm giam, tạm giữ theo Điều 302 Bộ luật hình sự,...

- Hậu quả

Cũng như hậu quả cảu các tội phạm về chức vụ khác, hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội.

Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, thiệt hại trước hết là thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có những thiệt hại khác phi vật chất.

Hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, xét về phương diện các yếu tố cấu thành tội phạm thì không phải dấu hiệu bắt buộc, tức là dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.

d. Mặt chủ quan

 Người phạm tội được thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.

3. Những công việc mà DUC PHUONG LAW thực hiện

- Tư vấn cho khách hàng về căn cứ pháp lý, dấu hiệu tội phạm để xác định cách thức giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự;

- Tư vấn cho khách hàng về trình tự và thủ tục thu thập tài liệu, căn cứ chứng minh để trình báo, tố giác tội phạm;

- Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án;

- Tư vấn soạn thảo cho khách hàng đơn trình báo, tố giác tội phạm;

- Tư vấn giúp người bị tố giác cách thức giải quyết hậu quả do hành vi nguy hiểm gây ra;

- Tư vấn công chứng, chứng thực, dịch thuật cho khách hàng các tài liệu giấy tờ liên quan đến hồ sơ vụ án;

- Đại diện khách hàng theo uỷ quyền để giải quyết vụ việc liên quan;

- Đại diện  tham gia tố tụng và bảo vệ quyền lợi ích khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
 
DUC PHUONG LAW
 là địa chỉ chuyên nghiệp tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý, có nhiều thành công trong việc giải quyết các vụ hình sự từ đơn giản đến phức tạp đáp ứng mọi yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng. Chúng tôi với đội ngũ luật sư, chuyên gia cao cấp có bề dày kinh nghiệm, nhiệt huyết năng động luôn mang lại kết quả dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng.

Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW

Nguồn tin: HS