Thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện

Đăng lúc: Thứ ba - 03/11/2015 10:26 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Hình ảnh về thừa phát lại

Hình ảnh về thừa phát lại

Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 cho phép Văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án theo đơn yêu cầu.
Theo quy định tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 về việc Văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo đơn yêu cầu tương tự như các Chi cục thi hành án dân sự.
 
Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
 
+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
 
+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
 
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.
 
Việc Thừa phát lại trực tiếp thi hành các bản án, quyết định nêu trên của các Văn phòng thừa phát lại phải được tiến hành theo những thủ tục, trình tự hết sức chặt chẽ theo quy định của pháp luật về thi hành án.
 
DUC PHUONG LAW xin gửi đến quý khách hàng trình tự thủ tục thi hành án do thừa phát lại thực hiện như sau:
 
1. Căn cứ pháp lý
 
- Luật thi hành án dân sự;
 
- Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;
 
- Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009;
 
2. Các quy định pháp luật
 
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu thi hành án
 
Khách hàng có nhu cầu thi hành án sẽ làm việc trực tiếp với thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ.
 
Bước 2: Ký hợp đồng thi hành án
 
Sau khi được giải thích những quy định cơ bản về thi hành án, nhiệm vụ của thừa phát lại và kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu thi hành án, người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại tiến hành thỏa thuận về việc thi hành án. Văn bản thỏa thuận thể hiện dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung chủ yếu sau:
 
+ Các thông tin cá nhân liên quan đến các bên tham gia ký kết hợp đồng;
 
+ Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án; thời điểm thi hành án;
 
+ Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định; thời hạn thi hành án;
 
+ Chi phí, phương thức thanh toán; mức chi phí theo từng giai đoạn thi hành án gồm xác minh điều kiện thi hành án, thực hiện thi hành án, các trường hợp thanh lý hợp đồng;
 
+ Các thỏa thuận khác, nếu có (quyền lợi của người thứ ba; trường hợp bất khả kháng, chấm dứt hợp đồng...).
 
Văn bản thỏa thuận thi hành án được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
 
Bước 3: Tổ chức thỏa thuận thi hành án
 
Theo điều 6 của Luật Thi hành án dân sự thì đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận. Do vậy, thừa phát lại khi thụ lý vụ việc có trách nhiệm mời các bên liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở Văn phòng để thỏa thuận về việc thi hành án. Nếu các bên thỏa thuận được với nhau toàn bộ hoặc từng phần về việc thi hành án thì tiến hành lập biên bản về thỏa thuận đó.

Văn bản thỏa thuận phải nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc thỏa thuận.
 
Bước 4: Xác minh điều kiện thi hành án
 
Việc có xác minh hay không xác minh điều kiện thi hành án trước khi tổ chức thi hành đã được quy định trong hợp đồng ký kết giữa các bên. Trường hợp đương sự yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án, thì Thừa phát lại tiến hành xác minh điều kiện thi hành án theo quy định.
 
Nếu khách hàng không yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án thì Thừa phát lại yêu cầu đương sự cung cấp kết quả xác minh điều kiện thi hành án và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh do mình cung cấp. Thừa phát lại tổ chức thi hành bản án, quyết định trên cơ sở kết quả xác minh được cung cấp.
 
Nếu thấy kết quả xác minh do đương sự cung cấp thiếu khách quan, không chính xác thì Thừa phát lại có quyền từ chối sử dụng kết quả xác minh đó đồng thời nên tham mưu cho đương sự tự tiến hành xác minh lại hoặc thỏa thuận với đương sự để tự tiến hành xác minh trước khi tổ chức thi hành
 
Bước 5: Ra quyết định
 
Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định thi hành án có các nội dung:
 
+ Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;
 
+ Ngày, tháng, năm ra văn bản;
 
+ Nội dung yêu cầu người phải thi hành án thi hành;
 
+ Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.
 
Quyết định thi hành án phải phải vào sổ theo dõi quyết định thi hành án và được gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tại nơi có Văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành. Đồng thời phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc thi hành án.
 
Bước 6: Thông báo về thi hành án
 
Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thi hành án, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án
 
Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật: Thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức như sau:
 
+ Văn bản thông báo cho cá nhân phải được giao trực tiếp và yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.
 
+ Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo được giao cho một trong số những người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó, bao gồm vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự.
 
Việc giao thông báo phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản là ngày được thông báo hợp lệ.
 
Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật thi hành án dân sự.
 
+ Trường hợp người được thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải thông báo theo địa chỉ mới của người được thông báo.
 
Trường hợp người được thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản thông báo phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trường hợp cơ quan, tổ chức được thông báo có người đại diện tham gia việc thi hành án hoặc cử người đại diện nhận văn bản thông báo thì những người này ký nhận văn bản thông báo. Ngày ký nhận là ngày được thông báo hợp lệ.
 
- Niêm yết công khai: Việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
Bước 7: Tự nguyện thi hành án và cưỡng chế thi hành án
 
Sau khi có thông báo thi hành án, thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
 
Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Thừa phát lại có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại các Điều 66, Điều 67, Điều 68 và Điều 69 Chương IV của Luật Thi hành án dân sự.
 
Sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án, Thừa phát lại có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quy định tại Điều 71 của Luật Thi hành án dân sự.
 
Bước 8. Thanh toán tiền thi hành án và chấm dứt việc thi hành án
 
Số tiền thi hành án thu được từ vụ việc nào thì Thừa phát lại chi trả cho người được thi hành án theo văn bản yêu cầu của vụ việc đó sau khi trừ chi phí thi hành án mà người phải thi hành án chịu theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Số tiền còn lại, Thừa phát lại phải trả lại cho người phải thi hành án.           
 
3. Các công việc DUC PHUONG LAW thực hiện
 
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về tổ chức thừa phát lại;
 
- Tư vấn cho khách hàng các thủ tục thi hành án do thừa phát lại thực hiện;
 
- Thay mặt, đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục có liên quan đến thi hành án với văn phòng thừa phát lại.
 
DUC PHUONG LAW với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý uy tín, dày dặn kinh nghiệm, nhiệt huyết luôn cam kết mang lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất và hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng.
 
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Nguồn tin: TTDS, THADS
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHAI THUẾ, KẾ TOÁN CỦA DUC PHUONG LAW

Kính gửi: - Quý khách hàng.    Trước hết cho phép chúng tôi được thay mặt toàn thể các lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên của DUC PHUONG LAW gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất ! Sau nhiều năm hoạt động, DUC PHUONG LAW  giờ đây đã có thể khẳng định sự thành công...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 18
  • Khách viếng thăm: 14
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 7568
  • Tháng hiện tại: 173218
  • Tổng lượt truy cập: 15731423