Khi nào cơ quan tiến hành tố tụng được triệu tập công dân

Đăng lúc: Thứ ba - 01/12/2015 15:39 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Khi nào cơ quan tiến hành tố tụng được triệu tập

Khi nào cơ quan tiến hành tố tụng được triệu tập

Quá trình thực hiện các quy định của Luật tố tụng hình sự trong việc điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ triệt để và nghiêm túc. Những người tham gia tố tụng được yêu cầu đến làm việc có nghĩa vụ chấp hành pháp luật, hợp tác với các cơ quan chức năng để xác minh, điều tra, làm rõ nội dung sự thật vụ án, truy cứu trách nhiệm hình sự, xác định trách nhiệm bồi thường dân sự. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có thẩm quyền được phép triệu tập triệu tập những người tham gia tố tụng đến làm việc nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
DUC PHUONG LAW xin giới thiệu đến bạn đọc những quy định của pháp luật về việc phát hành giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng như sau:

1. Các căn cứ pháp luật

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam;

- Bộ luật tố tụng hình sự;

- Luật tổ chức Toà án, Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự (Thông qua 26/11/2015);

- Các văn bản pháp luật có liên quan

2. Quy định của pháp luật

Trước hết, quyền “bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” của “mọi người” được Hiến pháp qui định rõ tại khoản 1 Điều 20. “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc bắt, giam giữ người do luật định” (khoản 2 Điều 20 Hiến pháp).  Luật định đó được qui định cụ thể tại Điều 6 Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau: “Việc bắt và giam giữ người phải theo qui định của Bộ luật này”. Như vậy, Giấy triệu tập là một loại Giấy mời được các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) sử dụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự và được quy định rõ, chi tiết cụ thể các trường hợp sử dụng trong Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định, khi tiến hành hoạt động tố tụng không sử dụng Giấy mời mà chỉ có duy nhất giấy triệu tập, thể hiện về đặc thù trong pháp luật hình sự có tính mệnh lệnh và cưỡng chế cao.

Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự chỉ qui định cho phép Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có quyền triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Cũng theo qui định tại khoản 3 Điều 49; khoản 4 Điều 51; khoản 3 Điều 52; khoản 3 Điều 53; khoản 2 Điều 54 và điểm a khoản 4 Điều 55, những đối tượng nêu trên phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra. Riêng bị can khoản 1 Điều 49 BLTTHS) trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã theo khoản 3 Điều 49 BLTTHS. Theo khoản 1 Điều 134 BLTTHS “Trong trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra…triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra…thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải”.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 60 và khoản 2 Điều 61 BLTTHS qui định người giám định và người phiên dịch cũng phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, nhưng lại không qui định cơ quan điều tra được triệu tập Người bào chữa và Người bảo vệ quyền lợi của đương sự.  Người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can… theo qui định khoản 2 Điều 58 BLTTHS.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, chỉ khi vụ án đã được khởi tố, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra đã có quyết định phân công Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự, lúc ấy, Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án mới được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, và phải theo kế hoạch- đã được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án- duyệt (khoản 1.1 mục 1 Thông tư số 01/2006/TT-BCA)

Khoản 1.4 mục 1 Thông tư số 01/2006/TT-BCA quy định: “Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định”.
 
Điều 35 Thông tư số 28/2014/TT-BCA: “Khi triệu tập, hỏi cung bị can tại ngoại; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Điều tra viên phải thực hiện theo đúng quy định về trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Thông tư liên tịch số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/01/2006 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; trong quá trình thực hiện việc triệu tập cần chú ý:

1. Phải có Giấy triệu tập bị can tại ngoại, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo danh sách, kế hoạch đã được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt. Giấy triệu tập phải ghi đầy đủ các nội dung về việc triệu tập, tư cách tham gia tố tụng của người bị triệu tập.
 
2. Giấy triệu tập bị can tại ngoại, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải gửi cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (qua Công an xã, phường, thị trấn) nơi người bị triệu tập cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi quản lý người bị triệu tập để các cơ quan này chuyển đến cho họ.
 
3. Điều tra viên không được đưa giấy triệu tập cho bị can tại ngoại, người bị hại, người làm chứng hoặc người có liên quan trong vụ án để chuyển cho bị can tại ngoại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra thì Điều tra viên được đi cùng với đại diện cơ quan, chính quyền địa phương để chuyển Giấy triệu tập.
 
4. Điều tra viên phải tiếp và làm việc với người bị triệu tập tại trụ sở cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc của họ. Trường hợp cần tiếp và làm việc với người bị triệu tập ở ngoài nơi quy định nêu trên, phải được sự đồng ý của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra.
 
Tại khoản 1.4 mục 1 Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11): “Giấy triệu tập… chỉ có giá trị làm việc trong một lần.

Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra”.
 
Đối với quá trình kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử, VKSND, TAND cấp có thẩm quyền có quyền thực hiện triệu tập bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,… đến để làm việc theo quy định của pháp luật.
 
3. Các công việc DUC PHUONG LAW thực hiện:

- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về thẩm quyền triệu tập, căn cứ gửi giấy, giấy triệu tập của cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Tư vấn cho khách hàng để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

- Tư vấn pháp luật, tham gia tranh tụng, bào chữa cho bị can bị cáo trong mọi loại án từ đơn giản đến phức tạp;

- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

DUC PHUONG LAW với đội ngũ Luật sư, nhân viên pháp lý có kinh nghiệm tư vấn và  giải quyết các vụ việc từ đơn giản đến phức tạp, chuyên nghiệp, nhiệt huyết, luôn  mang lại cho khách hàng chất lượng và hiệu quả dịch vụ tốt nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng.

 
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Nguồn tin: TTHS
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHAI THUẾ, KẾ TOÁN CỦA DUC PHUONG LAW

Kính gửi: - Quý khách hàng.    Trước hết cho phép chúng tôi được thay mặt toàn thể các lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên của DUC PHUONG LAW gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất ! Sau nhiều năm hoạt động, DUC PHUONG LAW  giờ đây đã có thể khẳng định sự thành công...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 213
  • Khách viếng thăm: 103
  • Máy chủ tìm kiếm: 110
  • Hôm nay: 5836
  • Tháng hiện tại: 163136
  • Tổng lượt truy cập: 15721341