Hậu quả pháp lý đối với người giả mạo chữ ký người khác

Đăng lúc: Thứ ba - 01/12/2015 20:11 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Hành vi giả mạo chữ ký người khác

Hành vi giả mạo chữ ký người khác

Giả mạo chữ ký có rất nhiều dạng, có thể giả mạo chữ ký vì động cơ vụ lợi nhưng cũng nhiều trường hợp giả mạo chữ ký không nhằm vụ lợi nhưng lại bôi nhọ, xúc phạm, vu khống, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được về hậu quả pháp lý đối với người có hành vi giả mạo chữ ký.
Giả mạo chữ ký có rất nhiều dạng, có thể giả mạo chữ ký người khác vì động cơ vụ lợi nhưng cũng nhiều trường hợp giả mạo chữ ký không nhằm vụ lợi nhưng lại bôi nhọ, xúc phạm, vu khống, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tùy theo động cơ mục đích, tính chất, mức độ và hậu quả  của việc giả mạo chữ ký mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt hành chính. Để hạn chế, phát hiện và xử lý nhanh chóng những hành vi giả mạo chữ ký, cơ quan chức năng cần có áp dụng phương tiện và công nghệ tiên tiến nhằm phát hiện chính xác, triệt để những trường hợp chữ viết, chữ ký giả để đưa ra xử lý. 
 
DUC PHUONG LAW xin giới thiệu đến bạn đọc và quý khách hàng quy định pháp luật về trách nhiệm khi giả mạo chữ ký của người khác.
 
1, Căn cứ pháp luật.
 
- Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
 
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp,bổ trợ tư pháp; đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐCP;
 
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan;
 
- Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
 
2, Quy định của pháp luật.

 
a. Xử lý vi phạm hành chính
 
*Hành vi giả mạo chữ ký có thể bị xử lý hành chính, mức tiền phạt phụ thuộc vào việc giả mạo chữ ký trong từng lĩnh vực cụ thể, như:
 
+ Hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực trong hoạt động chứng thực bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp,bổ trợ tư pháp; đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐCP).
 
+ Hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bị phạt tiền từ 3 - 5  triệu đồng (điểm a khoản 3 Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp,bổ trợ tư pháp; đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐCP ).
 
+ Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan bị phạt tiền từ 10 -15 triệu đồng (khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan),....  

*Theo Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:

“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về vị trí chữ ký của các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán.
 
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
 
a) Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán;
 
b) Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán.
 
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
 
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
 
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
 
c) Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký.”....
 
b. Truy cứu trách nhiệm hình sự
 
*Hành vi giả mạo chữ ký gây nguy hiểm cho xã hội và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh tương ứng sau đây:
 
- Nếu người giả mạo chữ ký thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản; di sản thừa kế; thực hiện các hợp đồng mua bán, tặng cho một cách gian dối, chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc bên thứ 3,.. thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác theo Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: 
 
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
a) Có tổ chức;
     
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    
c) Tái phạm nguy hiểm;
 
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
     
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
 
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
 
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
     
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
     
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
     
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
     
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

*Nếu một người có chức vụ và quyền hạn lợi dụng chức vụ và quyền hạn giả mạo chữ ký thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 284. Tội giả mạo trong công tác:
 
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
 
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
 
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
 
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
 
a) Có tổ chức;
 
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
 
c) Phạm tội nhiều lần;
 
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
 
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
 
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
 
3, Các công việc DUC PHUONG LAW thực hiện.
 
- Tư vấn cho khách hàng quy định của pháp luật về xử phạt hành chính hành vi giả mạo chữ ký;
 
- Tư vấn cho khách hàng quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự hành vi giả mạo chữ ký;
 
- Đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng khi bị hành vi giả mạo chữ ký xâm phạm.
 
DUC PHUONG LAW với đội ngũ Luật sư, nhân viên pháp lý chuyên nghiệp, uy tín, nhiệt huyết luôn cam kết chất lượng và hiệu quả công việc tốt nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng.

 
 
Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Nguồn tin: HS, HC
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHAI THUẾ, KẾ TOÁN CỦA DUC PHUONG LAW

Kính gửi: - Quý khách hàng.    Trước hết cho phép chúng tôi được thay mặt toàn thể các lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên của DUC PHUONG LAW gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất ! Sau nhiều năm hoạt động, DUC PHUONG LAW  giờ đây đã có thể khẳng định sự thành công...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 13
  • Hôm nay: 5404
  • Tháng hiện tại: 162704
  • Tổng lượt truy cập: 15720909