Tin tức Dịch vụ

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam

Thứ sáu - 22/11/2013 12:30

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, có tốc độ gia tăng nhanh, hội nhập với kinh tế thế giới, thị trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trở thành địa điểm có nhiều tiềm năng thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều nhà đầu tư trong khu vực và thế giới
Tuy nhiên, quy định của pháp luật Việt Nam cũng như phương pháp, môi trường làm việc tại đây có những đặc thù riêng nên cần có những chuyên gia tư vấn giỏi để hiệu quả công việc đạt được ở mức cao nhất.
 
Sau khi quyết định phát triển kinh doanh, đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đều đặc biệt quan tâm đến thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty ở Việt Nam. DUC PHUONG LAW là địa chỉ tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, luật doanh nghiệp, kinh doanh thương mại, hợp đồng kinh tế xin giới thiệu về điều kiện và thủ tục thành lập như sau:

 
thành lâp văn phòng đại diện nước ngoài ở việt nam

Thành lâp văn phòng đại diện nước ngoài ở việt nam
 
1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài:
 
1.1 Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
 
1.2 Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.

2. Hồ sơ thành lập VPDD:
 
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập VPDD của Quý khách hàng sẽ gồm các giấy tờ sau đây:

2.1 Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện bằng tiếng Việt Nam (theo mẫu của Bộ Thương mại) do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

2.2 Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là một năm;

2.3 Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

2.4 Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.

2.5 Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người ViệtNam); bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu văn phòng đại diện;

2.6 Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện.

Các giấy tờ quy định tại điểm 2 và 3 được lập bằng tiếng nước nơi thương nhân đăng ký và phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước sở tại chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
 
Trân trọng hợp tác.

 

Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW

Nguồn tin: DN

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://luatducphuong.com là vi phạm bản quyền
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:lua chon loai hinh doanh nghiep, giay phep kinh doanh, thanh lap doanh nghiep, cong ty, dieu kien cap phep, thu tuc chuyen doi doanh nghiep,

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn