Quyền nuôi con sau ly hôn

Đăng lúc: Thứ ba - 12/11/2013 04:23 - Người đăng bài viết: luatducphuong
Quyền nuôi con sau ly hôn

Quyền nuôi con sau ly hôn

Xây dựng gia đình hạnh phúc là ước mong của tất cả mọi người. Tuy nhiên, có những cuộc hôn nhân, vì nhiều lý do không thể tiếp tục tồn tại phải giải quyết bằng thủ tục ly hôn, thì người bị tổn thương nhiều lại là những đứa con, nhất là khi đang ở lứa tuổi chưa thành niên là lứa tuổi rất cần sự chăm sóc của cả cha và mẹ để có thể phát triển toàn diện.
DUC PHUONG LAW là nơi hội tụ nhiều luật sư dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh, thương mại sẽ tư vấn, đại diện tham gia giúp quý khách hàng chọn giải pháp tốt nhất và đưa ra quan điểm giải quyết đúng đắn nhất trong việc giành quyền nuôi con, đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ đến khi trưởng thành.
 
Bởi vậy, trong vụ án ly hôn, cùng với vấn đề phân chia tài sản, thì việc giao con cho ai nuôi dưỡng là một trong những nội dung quan trọng nhất được các đương sự (vợ, chồng) rất quan tâm.
 
Quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Quyền nuôi con sau ly hôn là vấn đề khó giải quyết giữa các ông bố, bà mẹ.
 
Về nguyên tắc, việc ai là người dành quyền nuôi con sau ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.
 
Tuy nhiên, nếu vợ chồng không thể thoả thuận được với nhau thì Toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…tình cảm, đạo đức của cha mẹ.
 
Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc, tức là điều kiện kinh tế khá và ổn định hơn thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Mà như vậy, thường thì người cha (chồng) có lợi thế hơn. 

Tuy nhiên, người mẹ (vợ) lại thường có lợi thế về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái. Trong các vụ án ly hôn, người vợ thường chỉ ra những “Thói hư tật xấu” của người chồng như ham vui rượu bia, vũ phu đối với con hoặc không đôn đốc chuyện học hành của con cái… để có ưu thế trong “Cuộc chiến” giành quyền nuôi con.
 
Ở nước ta, với qui định về nguyên tắc con dưới 3 tuổi thì Tòa án giao cho người mẹ nuôi dưỡng – trừ trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác. Trường hợp con từ đủ 9 tuổi trở lên, đủ để nhận biết việc ở với bố hay mẹ là thuận tiện hơn thì Toà án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của con.
 
Việc xem xét ý kiến, nguyện vọng của con và coi đó là một trong những cơ sở để Tòa án quyết định việc giao con cho ai nuôi là cần thiết, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của những người con. Bởi vì, khi cha mẹ ly hôn, con cái mất đi mái ấm gia đình - một điểm tựa vô cùng quan trọng. Việc hỏi ý kiến để các con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét, lựa chọn người nuôi con, bảo đảm cho trẻ sự phát triển tốt nhất. Đây cũng là một lợi thế cho người mẹ, vì người mẹ dễ gần gũi, thân thiện hơn với con cái.
 
Một điều nữa cũng cần lưu ý là tuy giành được quyền nuôi con khi ly hôn, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người cha hoặc người mẹ không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con.
 
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qui định trong tất cả các trường hợp, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom con, có thể theo định kỳ hoặc thường xuyên theo thoả thuận của hai bên và không ai được cản trở quyền này. Nếu người không nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người kia.
 
Luật Hôn nhân và gia đình có quy định rất rõ ràng về người được quyền nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, khi vợ chồng ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con thì vụ việc thường trở nên phức tạp, trong một số trường hợp tranh chấp vô cùng quyết liệt. Chính vì vậy, nhiều khách hàng đã tìm đến DUC PHUONG LAW, nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm bề dày trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, để giành quyền nuôi con sau ly hôn.
 
Luật sư Hôn nhân & Gia đình của DUC PHUONG LAW cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan:

-Tư vấn về điều kiện và các căn cứ chứng minh cho yêu cầu trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn;

- Đánh giá các yêu cầu của khách hàng dưới góp độ pháp lý và thực tiễn;

- Soạn thảo hồ sơ, hướng dẫn khách hàng thu thập và củng cố chứng cứ có lợi cho việc nuôi con sau ly hôn;

- Ngoài yêu cầu được nuôi con trong đơn ly hôn hoặc ghi nhận tại Toà án, để chứng minh cho yêu cầu người nộp đơn cần cung cấp:

+ Bản sao Giấy khai sinh của các con;

+ Giấy tờ để chứng minh chỗ ở như hộ khẩu, giấy tờ nhà đất (nếu có);

+ Giấy xác nhận thu nhập hoặc hợp đồng lao động (nếu có)

+ Các tài liệu khác chứng minh cho yêu cầu của khách hàng...

- Đại diện cho khách hàng nộp đơn hoặc tham gia cùng khách hàng nộp đơn tại Toà án có thẩm quyền.

- Tư vấn cho khách hàng trong suốt quá trình vụ việc.

- Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
 
 "Đem lại hài lòng cho quý khách là thành công của chúng tôi!"

Tác giả bài viết: DUC PHUONG LAW
Nguồn tin: HNGD
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
  • Khách hàng 6
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 3
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 1

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ DUC PHUONG LAW

 DUC PHUONG LAW là trang thông tin hoạt động dịch vụ Luật sư, Công chứng, Đấu giá tài sản và các dịch vụ pháp lý khác, thương hiệu chung của những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động tố tụng, dịch vụ pháp lý. Là trí tuệ chung của các Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên,...

Khám phá




Bộ đếm

  • Đang truy cập: 83
  • Hôm nay: 29232
  • Tháng hiện tại: 61521
  • Tổng lượt truy cập: 16519445